CÔNG BỐ BỘ CÂU HỎI CUỘC THI TRỰC TUYẾN “TÌM HIỂU VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ” NĂM 2024
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÔNG BỐ BỘ CÂU HỎI CUỘC THI TRỰC TUYẾN “TÌM HIỂU VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ” NĂM 2024

 

 

Câu 1. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, “thủ tục hành chính” được hiểu như thế nào?

A. Là trình tự, cách thức thực hiện và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

B. Là thủ tục, giấy tờ, quy trình để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quyết định.

C. Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

D. Là quy định, yêu cầu về thủ tục, giấy tờ, quy trình để giải quyết một công việc cụ thể cho công dân, doanh nghiệp do cơ quan hành chính nhà nước quy định.

Câu 2. Cải cách thủ tục hành chính là gì ?

A. Là cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính.

B. Là cắt giảm về hồ sơ, giấy tờ, thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

C. Là bỏ đi những thủ tục hành chính không còn phù hợp, tăng tính minh bạch, tăng quyền lợi và lợi ích cho cá nhân, tổ chức.

D. Là bỏ đi thủ tục hành chính, vì thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân; cán bộ, công chức lợi dụng thủ tục hành chính để lách luật, tham nhũng gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Câu 3. Ý nghĩa của cải cánh hành chính là gì ?

A. Nhằm cải cách các công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; để quản lý tổ chức cá nhân, doanh nghiệp chặt chẽ hơn.

B. Nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

C. Làm giảm giấy tờ, gánh nặng cho tổ chức, cá nhân khi làm việc với cơ quan hành chính nhà nước.

D. Ngăn chặn cán bộ, công chức lợi dụng thủ tục hành chính để lách luật, tham nhũng, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

 

Câu 4. Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là gì ?

A. Là cá nhân, tổ chức lên mạng Internet gửi hồ sơ, gửi thư điện tử đến cơ quan nhà nước.

B. Là điện tử hoá quy trình thủ tục hành chính; tất cả mọi đối tượng tham gia vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính phải thực hiện điện tử trên môi trường mạng.

C. Là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành toàn bộ hoặc một số bước thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc bằng phương tiện điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến.

D. Là dùng thiết bị thông minh và Internet để thực hiện thủ tục hành chính.

Câu 5. Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, Bộ phận một cửa là gì ?

A. Là nơi thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

B. Là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

C. Là nơi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

D. Là trụ sở do cơ quan nhà nước xây dựng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; trụ sở này, chỉ được bố trí một cửa không được bố trí nhiều cửa.

Câu 6. Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là gì ?

A. Là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thực hiện tại trụ sở Bộ phận một cửa, qua đó tổ chức cá nhân, phải đảm bảo nguyên tắc chỉ đến một lần, một nơi khi thực hiện thủ tục hành chính.

B. Là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền của địa điểm, trụ sở chỉ có một cửa.

C. Là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa.

D. Là phương thức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền chỉ qua Bộ phận Một cửa.

Câu 7. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?

A. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.

B. Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.

C. Không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.

D. Cả 03 nguyên tắc trên là đúng.

Câu 8. Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau đây ?

A. Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính; Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử, thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái pháp một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính.

B. Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi; Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

C. Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; Ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa công sở; Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 9. Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi sau đây ?

A. Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Cản trở việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

B. Dùng các thủ đoạn khác để lừa dối, hối lộ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; Vu khống, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, mạo danh người khác để tố cáo sai sự thật, không có căn cứ, không có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

C. Xúc phạm danh dự của cơ quan có thẩm quyền; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Nhận xét đánh giá thiếu khách quan, không công bằng, không trung thực, không đúng pháp luật, không đúng thực tế với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 10. Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính (Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng UBND tỉnh) hiện nay là?

A. 0256.3823559

B. 0256.3823558

C. 0256.3823557

D. 0256.3823556

Câu 11. PAR INDEX là tên tiếng Anh của chỉ số nào sau đây ?

A. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

B. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

C. Chỉ số cải cách hành chính.

D. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính công

Câu 12. Để truy cập Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Bình Định, nộp hồ sơ trực tuyến chọn phương án đúng ?

A. https://dichvucong.binhdinh.gov.com

B. https://dichvucong.binhdinh. vn

C. https://dichvucong.binhdinh.gov.vn

D. https://dichvucong.gov.vn

Câu 13. Để truy cập được cổng Dịch vụ công Quốc gia để nộp hồ sơ trực tuyến, chọn phương án đúng ?

A. https://dichvucong.com

B. https://dichvucong.gov.vn

C. https://dichvucong.gov.com

D. https://dichvucong.vn

Câu 14. Theo Quyết định số: 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo quan điểm chỉ đạo, đâu là trung tâm của chuyển đổi số?

A. Người dân và doanh nghiệp

B. Cán bộ nhà nước thực hiện công tác chuyển đổi số

C. Các cơ quan ban ngành trung ương, địa phương

D. Tất cả các ý trên

Câu 15. Theo Quyết định số: 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo quan điểm chỉ đạo, đâu là mục đích của chuyển đổi số?

A. Lấy phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối chuyển đổi số giữa các địa phương

B. Xây dựng chuyển đổi số thành công cho các ban ngành địa phương

C. Lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh

D. Tất cả các ý trên

Câu 16. Theo Quyết định số: 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhóm tiện ích phục vụ công dân số, giai đoạn 2025-2030, phấn đấu đạt trên bao nhiêu triệu tài khoản người dùng trên ứng dụng VNEID?

A. 40 triệu

B. 50 triệu

C. 60 triệu

D. 70 triệu

Câu 17. Theo Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày chuyển đổi số quốc gia ?

A. Ngày 07 tháng 10

B. Ngày 08 tháng 10

C. Ngày 09 tháng 10

D. Ngày 10 tháng 10

Câu 18. Theo cẩm nang Chuyển đổi số do Bộ thông tin và Truyền thông biên soạn, Chuyển đổi số trước tiên là việc của ai ?

A. Đó là việc của lãnh đạo, của người đứng đầu, vì nếu không thì không ai dám làm và có thể làm

B. Đó là việc của người dân và doanh nghiệp

C. Đó là việc của nhà nước và nhân dân

D. Đó là việc của nhà nước và doanh nghiệp

Câu 19. Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030 trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là bao nhiêu?

A. Trên 60%

B. Trên 70%

C. Trên 80%

D. Trên 90%

Câu 20. Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đâu là động lực của chuyển đổi số?

A. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng  

B. Nền tảng số

C. Doanh nghiệp công nghệ số

D. Thể chế và công nghệ

Câu 21. Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là?

A. Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân

B. Là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp chỉ cho cá nhân trên môi trường mạng

C. Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng

D. Là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp chỉ cho các tổ chức trên môi trường mạng

Câu 22. Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến người dân, doanh nghiệp hưởng những lợi ích gì ?

A. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số Quốc gia.

B. Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích như: tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại; làm chủ được thời gian nộp hồ sơ; chi phí gián tiếp trong giải quyết tục hành chính, đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà.

C. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp cắt giảm thủ tục hồ sơ. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số Quốc gia.

D. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp giảm đi lại. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số Quốc gia.

Câu 23. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 06/CP, tên đầy đủ của Đề án 06/CP là gì?

A. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

B. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

C. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

D. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Câu 24. Từ 1/7/2024 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, công dân có thể sử dụng tài khoản nào?

A. Chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VneID.

B. Chỉ sử dụng tài khoản được cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia.

C. Có thể sử dụng tài khoản được cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia và tài khoản VNeID.

C. Tuỳ thuộc vào thủ tục hành chính mà công dân thực hiện.

Câu 25. Công dân có tự đăng  ký tài khoản  định danh điện tử thông qua ứng dụng VneID được không ?

A. Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2 thông qua ứng dụng VneID

B. Chỉ tự đăng ký được tài khoản định danh điện tử mức độ 1 thông qua ứng dụng VneID, công dân phải đến Công an nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

C. Phải đến Công an mới đăng ký được tài khoản định danh điện tử cho công dân

D. Đến Công an mới đăng ký được tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2 cho công dân

Câu 26. Thanh toán điện tử là gì?

A. Là thanh toán trực tuyến không sử dụng tiền mặt

B. Là giao dịch trên môi trường Internet thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển, nạp hay rút tiền,...

C. Là thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử và thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh

D. Cả 3 đáp án

Câu 27. VneID là gì?

A. Là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, dùng để quản lý dữ liệu dân cư, phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.

B. Là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Tài chính tạo lập dùng để thanh toán trực tuyến.

C. Là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.

D. Là một ứng dụng trên thiết bị di động do Bộ Tư pháp phát triển.

Câu 28. Để sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân cần có những điều kiện gì?

A. Có thiết bị kết nối internet

B. Có trình duyệt web

C. Có điện thoại thông minh

D. Có tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia; có thiết bị kết nối internet (điện thoại, máy tính, máy tính bảng); có trình duyệt web

Câu 29. Hãy cho biết nội dung “4 không” của chính phủ điện tử là gì?

A. Có khả năng họp không gặp mặt; Xử lý văn bản không giấy; Giải quyết Thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.

B. Có khả năng họp không gặp mặt; không ban hành văn bản giấy; Giải quyết Thủ tục hành chính không tiếp xúc; thanh toán không dùng tiền mặt.

C. Có khả năng giao tiếp không gặp mặt; Xử lý văn bản không giấy; Giải quyết Thủ tục hành chính không tiếp xúc; thanh toán không dùng tiền mặt.

D. Có khả năng họp không gặp mặt; không ban hành văn bản giấy; Giải quyết Thủ tục hành chính không tiếp xúc; không thanh toán tiền mặt.

Câu 30. Theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 11/4/2023 của UBND thị xã Hoài Nhơn về chuyển đổi số năm 2023, định hướng đến năm 2025, Có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp?

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Câu 31. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của thị xã Hoài Nhơn xếp hạng thứ mấy?

A. Xếp thứ 01/11 huyện/thị xã/thành phố.

B. Xếp thứ 02/11 huyện/thị xã/thành phố.

C. Xếp thứ 03/11 huyện/thị xã/thành phố.

D. Xếp thứ 04/11 huyện/thị xã/thành phố.

Câu 32. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023 của tỉnh Bình Định đạt bao nhiêu %, xếp thứ hạng bao nhiêu?

A. Đạt 83,73 %, xếp thứ 17/63 tỉnh/thành phố.

B. Đạt 83,73 %, xếp thứ 18/63 tỉnh/thành phố.

C. Đạt 83,73 % xếp thứ 19/63 tỉnh/thành phố.

D. Đạt 83,73 %, xếp thứ 20/63 tỉnh/thành phố.

Câu 33. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023 của thị xã Hoài Nhơn đạt bao nhiêu %?

A. 87,24

B. 87,43

C. 87,50

D. 87,65

Câu 34. Việc thực hiện liên thông điện tử 02 nhóm thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất được quy định cụ thể tại văn bản nào?

A. Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

B. Nghị định số 42/2022NĐ-CP, ngày 24/6/2022 của Chính phủ.

C. Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ.

D. Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ.

Câu 35. Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định từ ngày 15/8/2022, cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo mấy mức độ?

A. Có 1 mức độ: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

B. Có 2 mức độ: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình; Dịch vụ công trực tuyến một phần.

C. Không còn quy định mức độ dịch vụ công trực tuyến.

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 36. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023 của xã Hoài Châu Bắc xếp hạng thứ mấy?

A. Xếp thứ 01/17 xã, phường.

B. Xếp thứ 02/17 xã, phường.

C. Xếp thứ 03/17 xã, phường.

D. Xếp thứ 04/17 xã, phường.

Câu 37. Năm 2024, UBND thị xã giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đối với xã Hoài Châu Bắc là bao nhiêu phần trăm?

A. 60%

B. 60%

C. 70%

D. 75%

Câu 38. Năm 2024, UBND thị xã giao chỉ tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đối với xã Hoài Châu Bắc là bao nhiêu phần trăm?

A. 70%

B. 80%

C. 90%

D. 100%

Câu 39. Theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ, Biểu mẫu điện tử tương tác được hiểu như thế nào?

A. Là Biểu mẫu của thủ tục hành chính được thể hiện dưới dạng điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông tạo lập.

B. Là Biểu mẫu của thủ tục hành chính được thể hiện dưới dạng ứng dụng máy tính do tổ chức, cá nhân tự tạo lập.

C. Là Biểu mẫu của thủ tục hành chính được thể hiện dưới dạng ứng dụng máy tính (thông thường dưới dạng ứng dụng trên Web) để tổ chức, cá nhân cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước.

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 40. Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử phải tuân thủ quy định?

A. Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật

B. Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

C. Không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.

D. Tất cả các nội dung trên

Câu 41. Tài khoản định danh điện tử là gì?

A. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản được tạo lập bởi người dân và doanh nghiệp trên điện thoại. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Thông tin và Truyền thông phát triển.

B. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản do người dân tạo lập trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính laptop. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phát triển.

C. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.

D. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống công nghệ thông tin.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Xem thêm chủ đề

Nội dung đang cập nhật...